Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời 4.0 là nhiệm vụ
Đứng trước sự phát triển của thương mại điện tử đang ngày càng sâu và rộng thì phòng chống hàng giả hàng nhái để bảo vệ người tiêu dùng không chỉ là mục tiêu mà hiện nay đang được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
- Quyền lợi người tiêu dùng cần được ưu tiên trong thời đại bùng nổ của thương mại điện tử ở Việt Nam
- Cocobay Đà Nẵng chấm dứt chi trả lợi nhuận - Liệu có phải Chủ đầu tư "lừa" khách hàng
- Những rủi ro đầu tư condotel nhìn từ thông báo chấm dứt chi trả của Cocobay Đà Nẵng
Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xa hội là không nhỏ, như ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin cùa người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín cúa các nhà sản xuất chân chính....
Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rẩt nhiều phân khúc của thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.
"Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hũ trí tuệ thông qua mạng internet ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp trong khi các chế tài xử lý vi phạm vẫn chưa được hoàn thiện" ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường Tổng Cục QLTT (Bộ Công Thương) thông tin.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường Tổng Cục QLTT (Bộ Công Thương).
Trong năm 2017 và năm 2018, lực lượng Quản lý Thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng.
Trong đó hàng hóa giả về chất lượng, công dụng 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả;
1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyển sờ hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá.
“Đặc biệt trong môi trường mạng internet, cần tuyên truyền, vận động người tiêu dùng tham gia mua sắm qua ứng dụng thương mại điện tử tại các trang, ứng dụng, sàn thương mại điện tử uy tín, đã được thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền” ông Nguyễn Tiến Đạt nhấn mạnh.
Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân qua môi trường mạng internet ngày càng cao, việc chủ động phát hiện vi phạm trên mạng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng trong khi đó, bản thân người mua hàng rất khó phát hiện.
Nhận định về hành vi vi phạm trong thương mại điện tử, ông Nguyễn Hữu Tuấn – Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) thì hành vi này ngày càng trở nên tinh vi hơn và thường tập trung vào các sản phẩm công nghệ điện tử, đồ gia dụng và đặc biệt là lợi dụng để bán hàng cấm.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Đạt, từ ngày 18/4 đến nay đã có hơn 20k gian hàng thương mại điện tử đã phải đóng cửa sau những cam kết của các sàn thương mại điện tử khi cung cấp các dịch vụ đến khách hàng.
Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trên internet là rất khó khăn, đặc biệt là việc thu thập thông tin, manh mối cũng như chứng cứ đảm bảo căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm hành chính.
Thậm chí có trường hợp bán hàng tại Việt Nam nhưng cơ sở chính lại ở nước ngoài (server tại nước ngoài); trang web, cơ sở giới thiệu sản phẩm ở một nơi nhưng nơi xuất hàng lại ở nơi khác. Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả ngay tại nhà ở, trong thôn xóm để trốn tránh, dễ tẩu tán tang vật nếu bị phát hiện, kiểm tra.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời đại công nghệ phát triển, nền tảng thương mại điện tử theo xu hướng CMCN 4.0 thì bảo vệ quyền lợi người dùng không còn là mục tiêu mà đó còn là nhiệm vụ trọng yếu của các cơ quan hữu quan.
Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hũ trí tuệ thông qua mạng internet ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp trong khi các chế tài xử lý vi phạm vẫn chưa được hoàn thiện.
Đồng thời những thương nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ thương mại điện tử qua biên giới lợi dụng chính sách không tái suất nên đã cung cấp các sản phẩm thông qua các sàn này.
Đề xuất các giải pháp để xử lý các vấn đề này, theo Cục trưởng Cục Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, nâng cao trách nhiệm của bản thân các doanh nghiệp để tự bảo vệ mình cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng với các sản phẩm của mình.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận